Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực logistic, chắc chắn đã không còn xa lạ với các thùng container xếp chồng ở kho bãi, bến phà. Trên thùng container thường có rất nhiều kí hiệu chuyên ngành phức tạp mà không phải ai cũng hiểu. Trong đó, rất nhiều người thắc mắc kí hiệu GP, DC, HC trên container có ý nghĩa gì. Để giúp bạn có câu trả lời chuẩn xác nhất, bài viết sau đây sẽ giải thích một cách chi tiết.
Tìm hiểu các ký hiệu container theo dạng
Trong ngành vận tải container, việc hiểu rõ các ký hiệu và phân loại container là rất quan trọng. Mỗi loại container được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu chứa, lưu trữ, bảo quản hàng hoá khác nhau. Sau đây là những ký hiệu container phổ biến:
Container GP là gì?
Container GP là viết tắt của General Purpose. Đây thực chất là tên gọi khác của container thường (cont hàng khô), được ứng dụng để lưu trữ các loại hàng khô trên thị trường, không yêu cầu điều kiện nhiệt độ đặc biệt.
Container GP chuyên lưu trữ hàng khô
Container DC là gì?
Container DC là viết tắt của Dry Container, có nghĩa là container khô. Đây là loại container cơ bản và phổ biến nhất, thường được sử dụng để đóng gói, bảo quản các loại hàng hoá khô, nặng, thể tích nhỏ như: gạo, bột, sắt,….
Bạn có thể nhận biết loại container này thông qua các kí hiệu như 20’DC hoặc 40’DC trên container. Các con số 20, 40 là kích thước của thùng container được tính bằng đơn vị feet.
Container HC là gì?
Khi tìm hiểu về container HC, nhiều người bắt gặp câu hỏi cont HQ là cont gì. Trên thực tế, hai kí hiệu này là một. Container HC/HQ còn được gọi là High Cube container hay cont cao. Loại container này thường được ứng dụng để đóng các mặt hàng có siêu trường, siêu trọng. Ngoài ra, nhiều người còn tận dụng cont cao cũ để làm văn phòng, nhà ở, quán cafe,…
Trên thực tế, ngoài container GP, HC, DC, vẫn còn rất nhiều dạng container khác như: RE (Reefer), HR (Hi – cube reefer), OT (Open top),… được thiết kế với hình dáng riêng biệt và phục vụ nhu cầu chứa, lưu trữ hàng hoá khác nhau.
Container HC có có kích thước lớn hơn so với container DC/GP
Các dòng container đều đạt tiêu chuẩn ISO 668 được quy định bởi Hiệp hội Vận tải Container Quốc tế (ISO). Vì thế, container được đảm bảo an toàn trong vận tải.
Thông số kỹ thuật của container GP, DC, HC
Hiểu rõ thông số kỹ thuật của các loại container là rất quan trọng trong việc đảm bảo lưu trữ, bảo quản hàng hóa an toàn.
Kích thước tiêu chuẩn của Container GP và DC
Container GP và DC có kích thước tiêu chuẩn tương tự nhau, với hai loại phổ biến nhất là container 20 feet và 40 feet. Trong đó:
Kích thước cont 20DC/GP:
- Chiều dài: 6.058 m (19 feet 10.5 inches)
- Chiều rộng: 2.438 m (8 feet)
- Chiều cao: 2.591 m (8 feet 6 inches)
- Thể tích: Khoảng 33 m³
- Trọng lượng hàng hóa tối đa: 21,75 tấn
Kích thước cont 40DC/GP
- Chiều dài: 12.192 m (40 feet)
- Chiều rộng: 2.438 m (8 feet)
- Chiều cao: 2.591 m (8 feet 6 inches)
- Thể tích: Khoảng 67 m³
- Trọng lượng tối đa: 30,480 kg
Container GP và DC có kích thước tương tự nhau
Thông số kỹ thuật của Container HC
Container HC có chiều cao lớn hơn so với container tiêu chuẩn, mang lại không gian chứa hàng lớn hơn.
Kích thước cont 20HC:
- Chiều dài: 6.058 m
- Chiều rộng: 2.438 m
- Chiều cao: 2.891 m
- Thể tích: Khoảng 37,28 m³
- Trọng lượng tối đa: 28,060 kg
Kích thước cont 40HC
- Chiều dài: 12.190 m (40 feet)
- Chiều rộng: 2.440 m (8 feet)
- Chiều cao: 2.895 m (9 feet 6 inches)
- Thể tích cont 40HC: Khoảng 76,29 m³
- Trọng lượng tối đa: 30,480 kg
Kích thước cont 45HC
- Chiều dài: 13.716 m (40 feet)
- Chiều rộng: 2.438 m (8 feet)
- Chiều cao: 2.896 m (9 feet 6 inches)
- Thể tích: Khoảng 86 m³
- Trọng lượng tối đa: 30,480 kg
Container HC được mở rộng về chiều cao
Trong các loại container HC, container 40 HC được sử dụng phổ biến nhất. Chính vì thế, nhiều người cũng đặt ra thắc mắc, cont 40 HC đóng được bao nhiêu khối. Trên thực tế, thể tích bên trong của loại container này là 75.3m³. Thể tích này đủ để các đơn vị lưu trữ hàng hoá chất, chứa số lượng lớn hàng cồng kềnh.
Ứng dụng thực tế của các loại container GP, DC, HC
Mỗi loại container có những ứng dụng riêng biệt, phù hợp với các loại hàng hóa và nhu cầu vận chuyển khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng hiệu quả từng loại container.
Container GP
Container GP, với tính đa năng cao, thích hợp lưu trữ các loại hàng hóa như quần áo, đồ điện tử, đồ gia dụng và các sản phẩm công nghiệp nhẹ. Ngoài ra, Container GP còn được sử dụng làm kho lưu trữ tạm thời tại các công trường xây dựng, cửa hàng di động, văn phòng, phòng học,…
Container GP được ứng dụng làm văn phòng làm việc
Container DC
Container DC với khả năng bảo vệ hàng hóa tốt hơn khỏi độ ẩm nên có những ứng dụng đặc biệt trong bảo quản hàng khô như giấy, vải, thuốc lá, và các sản phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm.
Nhiều doanh nghiệp chọn Container DC để bảo quản hàng hóa có giá trị cao, vì loại container này có khả năng bảo vệ hàng hoá tốt, tránh các yếu tố môi trường.
Container HC
Container HC được mở rộng về chiều cao, giúp tăng thể tích lưu trữ hàng hoá. Đây là sự lựa chọn lý tưởng để lưu trữ các loại hàng hóa cồng kềnh hoặc có chiều cao lớn như xe hơi, máy móc công nghiệp, hoặc đồ nội thất.
Như vậy, container GP, cùng với DC và HC là những loại container thông dụng, chuyên dùng để chứa, bảo quản, lưu trữ các loại hàng hoá khô, hàng siêu trọng siêu trường. Việc hiểu rõ các kí hiệu container và nắm rõ thông số kích thước sẽ giúp bạn có kế hoạch chất, chứa, bảo quản hàng hoá phù hợp.