Container là sản phẩm được rộng rãi trong các hoạt động lưu trữ, bảo quản hàng hoá dễ dàng và đảm bảo an toàn hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về container là gì, cấu tạo và các loại container hiện có trên thị trường. Vì vậy, trong bài viết này, Trần Phạm sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về chủ đề này trong bài viết sau đây.
Container là gì?
Container là một thùng thép được sản xuất theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn IICL và công nghệ ISO, có kích thước lớn, dạng hình hộp chữ nhật bên trong rỗng và có cửa đóng mở kèm then chốt. Container có khả năng chịu lực cực kỳ tốt, có thể chịu được áp lực và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tùy theo nhu cầu lưu trữ, bảo quản hàng hóa mà khách hàng có thể lựa chọn các loại cont với kích thước như: 20 feet, 40 feet, 45 feet,…
Container được thiết kế bằng thép bền bỉ, giúp bảo quản hàng hoá tốt hơn
Cấu tạo của container là gì?
Cấu tạo của một chiếc container tiêu chuẩn thường gồm 7 phần chính: khung thép, tấm mái, đáy và mặt sàn, mặt trước, mặt sau, cửa, vách dọc, góc lắp ghép.
- Khung: Khung là phần chịu lực của container được làm bằng thép, có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt.
- Tấm mái: Thường được làm từ kim loại hoặc gỗ dán phủ nhựa.
- Đáy và mặt sàn: Đáy là các thanh dầm ngang làm bằng thép, giúp kết cấu khung được vững chắc hơn. Mặt sàn nằm trên dầm đáy, thường làm bằng gỗ.
- Mặt trước: Thường có cấu tạo giống với vách dọc nhưng không có cửa.
- Trần: Trần container được làm bằng thép và có một lỗ thông gió để cho phép lưu thông không khí.
- Mặt sau và cửa: Mặt sau đối diện với mặt trước và có tích hợp cửa có bản lề gắn vào khung container.
- Vách dọc: Thường được làm từ kim loại giống với tấm mái Vách dọc có tác dụng tăng khả năng chịu lực của các vách dọc xung quanh container.
- Góc lắp ghép: Là các khớp nối của container thường được làm từ thép và còn có tên gọi khác là góc đúc.
Cấu tạo của container thường có 7 thành phần chính
Các loại container phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều loại container được sử dụng trong các hoạt động vận chuyển hàng hóa. Tùy vào loại hàng hóa và điều kiện vận chuyển mà người sử dụng có thể lựa chọn loại container phù hợp nhất. Dưới đây là các loại container và kích thước phổ biến của từng loại.
Container khô (Dry van container)
Container khô là loại container thông dụng nhất và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Được thiết kế để chứa các loại hàng hóa khô như quần áo, giày dép, đồ gia dụng, máy móc,… Container khô có thể chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau và có khả năng chống lại sự va đập và rung động trong quá trình vận chuyển.
Container khô được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Container khô có kích thước chuẩn là 20 feet (6m) hoặc 40 feet (12m). Thân container được làm từ thép cứng và có một số lỗ thông gió nhỏ để đảm bảo sự lưu thông không khí bên trong.
Container cao (High cubes Container)
Container cao cũng có đặc điểm giống với container khô nhưng có sự khác nhau về chiều cao. Chiều cao của container cao là 2,7m thay vì 2,39m như cont khô. Thiết kế này giúp khách hàng thuận tiện hơn trong nhu cầu chứa các loại hàng hoá có kích thước cồng kềnh, trọng lượng lượng lớn.
Container lạnh (Reefer Container)
Reefer container là loại container được thiết kế để vận chuyển hàng hóa đòi hỏi điều kiện nhiệt độ đặc biệt. Chúng thường được sử dụng để lưu trữ và bảo quản các loại hàng đông lạnh như thực phẩm, thuốc tươi hay hoa quả hoặc thuốc y tế,… Container lạnh có khả năng duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình lưu trữ nhờ tích hợp dàn lạnh chất lượng cao, giúp cho hàng hóa không bị hư hỏng.
Container lạnh giúp bảo quản các hàng hoá có yêu cầu về nhiều độ đảm bảo an toàn
Container mở nóc (Open Top Container)
Open top container thường có phần khung được làm bằng thép, sàn gỗ, đầu cửa có thể xoay mở dễ dàng, đặc biệt là phần mái được thiết kế mở. Với thiết kế đặc biệt này, khách hàng có thể chứa các loại hàng hóa có kích thước lớn hoặc không thể bốc xếp thông qua cửa container. Với thiết kế mở nóc, container này giúp cho việc bốc xếp và đóng hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.
Container mở nóc giúp hàng hóa được bốc xếp từ cửa trên thuận tiện hơn
Flat Rack Container
Flat rack container là loại container được thiết kế để chứa các loại hàng hóa có kích thước lớn hoặc không thể chứa trong các loại container thông thường. Với thiết kế không có mặt bên và mặt trên cố định, flat rack container giúp cho việc bốc xếp và đóng hàng hóa trở nên thuận tiện hơn. Khách hàng có thể sử dụng container này để vận chuyển các loại hàng hoá như máy móc công nghiệp, vật liệu xây dựng lớn,… Bạn có thể lựa chọn 2 loại container 20ft và 40ft tùy vào nhu cầu sử dụng.
Flat Rack Container có phần trên và bên hông mở
Container bồn (Tank Container)
Container bồn là loại container được thiết kế đặc biệt để chứa các loại hàng hóa lỏng như xăng dầu, hóa chất hay nước. Với thiết kế bồn chứa bên trong, container này giúp cho việc vận chuyển các loại hàng hóa lỏng trở nên an toàn hơn. Loại container này thường chỉ có kích thước 20 feet (6m)
Container bồn được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp hoá chất
Container hoán cải
Container khô đã qua sử dụng thường không bỏ đi mà được tái sử dụng, cải tạo để biến đổi thành công trình để phục vụ các nhu cầu khác nhau như container văn phòng, container nhà ở, container quán cafe,… Đây là mô hình mới, có đa dạng kích thước 20feet, 40feet, 45feet,… giúp các khách hàng tối ưu chi phí xây dựng và tiết kiệm thời gian.
Các mô hình container hoán cải phổ biến
Trên đây là tổng quan về container là gì và các loại container phổ biến hiện nay. Mỗi loại container đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào yêu cầu của người sử dụng mà có thể lựa chọn loại container phù hợp nhất. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về container, nếu bạn có nhu cầu tìm mua container giá tốt, chất lượng cao, đừng ngần ngại liên hệ với Trần Phạm tại 0937 82 33 82 để được tư vấn nhanh chóng nhất.