Trong ngành vận tải và logistics, sau khi hoàn tất việc đóng hàng, container bắt buộc phải được niêm phong bằng container seal để đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Đặc biệt, đối với các đơn hàng xuất nhập khẩu ra nước ngoài, việc sử dụng seal lại càng quan trọng và phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Vậy thiết bị này là gì và có vai trò như thế nào? Hãy cùng Trần Phạm Container tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
Seal container là gì?
Seal container còn được gọi là kẹp chì niêm phong hay kẹp chì Hải quan, đây là một loại chốt bảo vệ đặc biệt. Seal dùng để niêm phong container sau khi hàng hóa đã được sắp xếp xong, giúp đảm bảo thùng hàng không bị mở trái phép, ngăn chặn mất cắp hoặc thất thoát hàng hóa.Mỗi chốt niêm phong container đều có các ký hiệu riêng để xác định nguồn gốc và chủ sở hữu hàng hóa. Cụ thể, seal thường chứa các thông tin sau:
– Số seri;
– Tên công ty;
– Logo doanh nghiệp;
– Tiếp đầu ngữ;
– Barcode (Mã vạch);
– Chữ ký hoặc dấu hiệu nhận diện đặc biệt;
– Tên sản phẩm (nếu có).
Tùy vào quy định của doanh nghiệp hoặc cơ quan Hải quan, thông tin khóa seal có thể khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chính vẫn là giúp chủ hàng kiểm soát hàng hóa và ngăn chặn việc rút ruột container trong quá trình vận chuyển.
Sử dụng seal niêm phong là quy định bắt buộc để đảm bảo tính nguyên vẹn của lô hàng
Seal khóa container dùng để làm gì?
Chì niêm phong container có vai trò quan trọng trong ngành vận tải logistics, cụ thể như sau:
Đối với hoạt động vận chuyển
Sử dụng seal Hải quan là bắt buộc đối với hàng lẻ (LCL) hay hàng nguyên container (FCL). Đây là bằng chứng cho thấy container đã được niêm phong đúng cách tại cảng đi và vẫn nguyên vẹn khi đến tay người nhận.Ngoài ra, seal còn hỗ trợ giám sát hàng hóa, giúp phát hiện sớm dấu hiệu can thiệp trái phép, ngăn chặn rút ruột container, trộm cắp hoặc vận chuyển hàng lậu, đảm bảo an toàn trong vận chuyển.
Đối với chứng từ vận chuyển
Chì niêm phong vận tải còn hỗ trợ xác nhận thông tin trên chứng từ vận chuyển. Bởi vì mỗi kẹp chì đều có một mã số định danh riêng và mã số này sẽ được ghi trên vận đơn đường biển.Khi kiểm tra hàng hóa, Cơ quan Hải quan sẽ đối chiếu số seal trên container với số seal trên vận đơn. Nếu trùng khớp thì lô hàng sẽ được xác nhận chính xác. Nhờ đó, seal giúp ngăn chặn giả mạo, đảm bảo minh bạch và hạn chế rủi ro thất lạc hàng hóa.
Seal giúp phát hiện dấu hiệu mở cont bất thường & xác minh tính hợp pháp của lô hàng
Phân loại seal niêm phong container
Seal bảo vệ container có 3 loại phổ biến, đó là:
Kẹp chì niêm phong cối
Seal niêm phong cối là loại được sử dụng phổ biến nhất, có đường kính thân 7mm và thường được ký hiệu là KH – SCO 01.Seal này có vỏ nhựa bên ngoài, lõi thép cứng bên trong. Đặc biệt, khóa một chiều sau khi gắn sẽ không thể tháo ngược lại, đảm bảo chỉ sử dụng một lần duy nhất. Ngoài ra, trên thân khóa có thể in logo, số seal theo yêu cầu để hỗ trợ quản lý hàng hóa dễ dàng hơn.
Kẹp chì niêm phong cáp hộp nhôm
Seal niêm phong cáp hộp nhôm có dây cáp xoắn nhiều lớp, đường kính từ 3 – 5mm và chiều dài từ 40 – 100cm, phần hộp khóa được làm bằng nhôm chắc chắn. Trên chốt có in số seal, số seri do công ty cung cấp, giúp dễ dàng khai báo và quản lý lô hàng. Loại seal này thường được sử dụng để bảo vệ hàng hóa có giá trị lớn hoặc vận chuyển đường dài.
Kẹp chì niêm phong dây khóa lục giác (cáp bấm đầu nhựa)
Seal dây khóa lục giác thường được dùng để niêm phong xe tải, thùng container. Kẹp chì có dây cáp bấm chắc chắn, dễ sử dụng, ngay cả khi lỗ khóa trên cont hoặc xe tải bị hỏng, vẫn có thể giữ thùng hàng được niêm phong chặt chẽ. Giống như các loại seal khác, trên thân loại chốt này cũng có số seal và tên công ty.
3 loại khóa chì công ten nơ thông dụng nhất
Seal container giá bao nhiêu?
Giá chốt an toàn công ten nơ thường dao động từ 4.500 – 32.000 đồng/cái. Tuy nhiên, nếu mua tại các cảng, giá có thể lên đến 150.000 đồng/cái, đặc biệt với các hãng tàu có mức giá cao hơn so với thị trường.Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá seal có thể kể đến là:
– Loại seal;
– Chất liệu sản xuất;
– Số lượng mua;
– Nơi cung cấp…
Quy định về container seal trong vận tải
Khi lựa chọn và sử dụng khóa niêm phong container, bạn cần tuân thủ một số quy định để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, đúng pháp luật. Seal phải phù hợp với loại hàng hóa, quốc gia đến và phương thức vận chuyển.Theo Khoản 2, Mục I, Công văn số 4314/GSQL (Tổng cục Hải quan, 1997), seal được phân loại theo màu sắc, mỗi loại có mục đích sử dụng riêng:
– Seal màu cam: Niêm phong hàng hóa xuất nhập khẩu kinh doanh;
– Seal màu xanh: Dùng cho hàng hóa thuộc diện liên doanh – đầu tư;
– Seal màu vàng: Niêm phong nguyên phụ liệu nhập khẩu, hàng gia công;
– Seal màu trắng: Dùng cho hàng phi mậu dịch, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, container rỗng,…
Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra yêu cầu của hãng tàu về loại seal được phép sử dụng. Nếu hàng xuất khẩu sang nước ngoài, hãy tìm hiểu quy định về seal của quốc gia nhập khẩu để tránh gặp vấn đề trong quá trình thông quan. Đặc biệt, container seal phải đạt tiêu chuẩn ISO PAS 17712 để đảm bảo độ bảo mật và hợp lệ khi vận chuyển.
4 màu seal an toàn container được quy định
Cách xử lý khi seal khóa container bị hỏng
Theo Mục IV, Công văn số 4314/GSQL (Tổng cục Hải quan, 1997), nếu chì niêm phong vận tải bị hỏng hoặc mất trong quá trình vận chuyển, bạn cần xử lý như sau:
Trường hợp mất seal
Khi phát hiện chốt an toàn container bị mất, người làm mất hoặc người quản lý phải báo ngay cho Cục Hải quan địa phương và Tổng cục Hải quan để có hướng xử lý kịp thời, tránh bị kẻ xấu lợi dụng..Ngoài ra, cá nhân hoặc đơn vị làm mất phải bồi thường đúng giá trị của seal. Nếu không báo cáo hoặc báo cáo chậm, người làm mất sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trường hợp seal bị hỏng
Nếu dụng cụ khóa container bị hỏng, cá nhân hoặc đơn vị liên quan phải thu hồi và nộp lại cho người quản lý để đổi seal mới. Trường hợp không bàn giao lại seal hỏng, cá nhân hoặc đơn vị đó sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Liên hệ ngay với Cục Hải quan địa phương và Tổng cục Hải quan khi phát hiện mất hoặc hỏng sealLựa chọn đúng loại container seal không chỉ bảo vệ hàng hóa mà còn đảm bảo tuân thủ các quy định Hải quan. Đừng quên theo dõi website Trần Phạm Container để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác liên quan đến container nhé!