Container là thùng bằng thép, có kết cấu bền bỉ, sử dụng để chứa và lưu trữ/bảo quản hàng hóa đa dạng như: đồ khô, hàng đông lạnh, hàng tươi sống, hàng quá tải, quá khổ, hàng chất lỏng,…. Trên cont, đặc biệt là phần vách container có rất nhiều kí hiệu hiển thị các thông tin của container, ví dụ như: chủng loại container, thông số khai thác, kích thước, xuất xứ, ngày xuất xưởng, ngày kiểm định,vv..
Vậy, làm sao để nhận biết và hiểu các ký hiệu và ý nghĩa ký hiệu thể hiện trên container? Tất cả sẽ được Trần Phạm làm rõ chi tiết trong bài viết sau đây.
Vì sao cần nhận biết các ký hiệu container?
Việc nhận biết và hiểu rõ các ký hiệu container sẽ giúp khách hàng đơn giản hóa quá trình nhận diện, kiểm tra, chọn lựa loại container và theo dõi hàng hóa thuận tiện hơn. Đây đều là những ký hiệu cơ bản, có ý nghĩa quan trọng đối với ngành vận tải, cụ thể:
- Dễ dàng phân biệt các loại container, sử dụng đúng cách và lựa chọn loại phương tiện vận chuyển phù hợp.
- Tối ưu thời gian trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát lượng hàng tồn kho hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình quản lý tài sản của doanh nghiệp.
- Tránh những rủi ro phát sinh do sử dụng sai loại container.
Tìm hiểu về các ký hiệu container và ý nghĩa cơ bản để có thể áp dụng vào công việc một cách hiệu quả
Các ký hiệu container và các ý nghĩa cơ bản cần biết
Trên container thường có rất nhiều ký hiệu khác nhau với những ý nghĩa riêng. Những ký hiệu này sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết các loại container, các thông số container, mã hiệu, kích thước,…
Ký hiệu phân biệt các loại container
Mỗi loại container sẽ có những ký hiệu khác nhau mà bạn cần nhận biết:
- DC – Dry container: Nhiều người thắc mắc cont DC là gì? DC container là một loại container khô, được sử dụng phổ biến trong việc lưu trữ các loại hàng hóa khô, hàng đóng kiện, hàng rời như may mặc, đồ điện tử, đồ gia dụng,…
- HC (High cube): Loại container này có chiều cao lớn hơn so với cont DC thông thường, giúp tăng dung tích chứa hàng. Container HC thường được sử dụng để chứa các loại hàng hoá lớn, cồng kềnh như máy móc, thiết bị.
- RF (Standard Reefer): Cont lạnh viết tắt là RF, thùng container được trang bị thêm dàn lạnh nhằm duy trì mức nhiệt ổn định của hàng hoá bên trong. Loại container này thường được sử dụng để lưu trữ và bảo quản các loại hàng hoá đông lạnh, nông sản, dược phẩm.
- HR (Hi – Cube Reefer): Đây là loại container có sự kết hợp giữa cont HC và cont RF vì vừa được mở rộng về chiều cao vừa trang bị dàn lạnh để bảo quản nhiệt độ.
Loại container HR thường có chiều cao được mở rộng và được trang bị dàn lạnh
- OT (Open top): Container mở nóc giúp việc xếp dỡ hàng hóa dễ dàng hơn, đặc biệt là các loại hàng hóa có kích thước lớn, cồng kềnh. Container này thích hợp để vận chuyển các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng.
- FR (Flat rack): Loại container này không vách, không mái, chỉ có phần sàn nên thường được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hoá có kích thước lớn, cồng kềnh, trọng lượng lớn.
Ký hiệu container theo kích thước
Ký hiệu kích thước của container cũng là một yếu tố quan trọng cần được xác định để lựa chọn loại container phù hợp với hàng hóa:
- Chiều dài tiêu chuẩn: 20ft (6.1m), 40ft (12.2m), 45ft (13.7m)
- Chiều cao được sử dụng phổ biến là container thường 2.591m tương đương 8 feet 6 inch và loại container cao 2.896m tương đương 9 feet 6 inch.
Nhận biết các ký hiệu kích thước container
Ví dụ hướng dẫn cách đọc ký hiệu kích thước container 22G1 như sau:
- Số 2 đầu tiên là chiều dài 20ft
- Số 2 thứ 2 là chiều cao 20ft
- Chữ G là kiểu container hàng bách hoá (General)
- Số 1 là đặc tính container có cửa thông gió bên trên.
Mã hiệu container trên vỏ thùng
Trên vỏ thùng container thường có rất nhiều mã hiệu ở phía trước, sau, trên, bên trong. Cụ thể:
Mã chủ sở hữu của thùng container
Mã chủ sở hữu gồm 3 chữ cái đầu tiên trên mã hiệu container. Mã này được cấp bởi Hiệp hội Bureau International des Containers et du Transport Intermodal (BIC) và không trùng với mã của chủ container khác. Dãy mã này được đi kèm với chữ cái như U, J, Z để phân loại vỏ container.
Ví dụ:
- CMA – Compagnie Maritime d’Affrètement (Pháp)
- MSC – Mediterranean Shipping Company (Thụy Sĩ)
- COS – China Ocean Shipping Company (Trung Quốc)
- U: Loại cont này được dùng để chở hàng
- J: Container có khả năng tháo rời
- Z: Đầu kéo
Hình minh hoạ về mã chủ sở hữu trên container
Ý nghĩa số seri trên container
Số seri gồm 6 chữ số tiếp theo sau mã chủ sở hữu, do chủ sở hữu container tự đặt, đảm bảo không trùng với bất kỳ container nào khác. Nếu số seri không đủ 6 chữ số thì sẽ thêm các số 0 phía trước để đủ. Ý nghĩa của số seri giúp nhận dạng và theo dõi container dễ dàng.
Chữ số kiểm tra container
Chữ số kiểm tra container là chữ số cuối cùng trên mã hiệu container. Số này được tính toán dựa trên các chữ số trước đó theo thuật toán cụ thể giúp đảm bảo tính chính xác của mã hiệu container.
Loại container
Xác định loại container dựa vào dòng chữ số phía dưới mã số seri của container. Ví dụ, đối với các dãy chữ số 22G1, 45R1, 22T6 thì kí hiệu container là chữ cái ở vị trí thứ 3 (G,R,T)
Một số ký hiệu phổ biến:
- G: Container hàng hóa thông thường (General purpose)
- H: Container có móc treo (Hanger)
- R: Container lạnh (Reefer)
- T: Container bồn (Tank)
- U: Container có thể mở nắp
Hình minh hoạ về ký hiệu loại container trên vỏ thùng container
Các dấu hiệu thông số khai thác (thông tin khả năng đóng hàng cho phép)
Ngoài các ký hiệu container đã được đề cập ở trên, còn có một số dấu hiệu về thông số khai thác mà bạn nên biết như:
- Tare: là trọng lượng vỏ của container chưa có hàng hoá
- Max Gross Weight (MGW): là trọng lượng tối đa của container bao gồm cả vỏ và hàng hoá bên trong.
- Net: Tổng trọng lượng hàng hóa tối đa mà container có thể chứa được. Thông thường, Net sẽ bằng tải trọng tối đa trừ đi tare weight.
- Cu.Cap (Cubic Capacity): Tổng số khối của container, thường được xác định bằng đơn vị mét khối (m3) và feet khối (ft3)
Trên đây là những ký hiệu container cơ bản mà bạn cần biết để có thể nhận biết và sử dụng container một cách hiệu quả. Việc hiểu rõ ý nghĩa của các ký hiệu này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho hàng hóa và tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng.