Nếu hàng hóa trong container được xếp không đúng cách, rất dễ xảy ra tình trạng xô lệch, rơi vỡ. Điều này không chỉ gây hư hỏng hàng, mà còn có thể khiến xe chở container mất cân bằng, dẫn đến mất lái, lật xe. Để đảm bảo an toàn, Trần Phạm Container sẽ chia sẻ ngay những phương pháp xếp hàng trong container hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Phân loại container theo hàng hóa vận chuyển
Mỗi loại container sẽ có thiết kế phù hợp với những nhóm hàng hóa khác nhau để đảm bảo an toàn vận chuyển và tối ưu không gian chứa hàng. Dưới đây là 6 loại cont phổ biến:
Loại container | Đặc điểm |
Container bách hóa (container khô) | Vận chuyển hàng khô như bao bì, thiết bị điện tử, hàng may mặc,… thường dùng trong vận tải biển |
Container hàng rời | Thiết kế tương tự cont bách hóa nhưng có miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng chuyên biệt để đóng và dỡ hàng dễ hơn. Được sử dụng để chở xi măng, quặng, ngũ cốc…. |
Container chuyên dụng | Thiết kế riêng cho từng loại hàng đặc biệt. Ví dụ: Công chở ô tô có khung chắc chắn, không cần vách/mái che, cho phép xếp xe thành 1 – 2 tầng. Công chở gia súc có vách thông hơi giúp lưu thông khí,… |
Container bảo ôn (container lạnh) | Có vách cách nhiệt, sàn nhôm chữ T giúp không khí lưu thông đều khắp container. Dành cho hàng hóa cần bảo quản nhiệt độ ổn định như thực phẩm đông lạnh, thuốc men, hoa quả tươi,… |
Container hở mái | Có mái mở, phù hợp với các mặt hàng cồng kềnh, nặng như máy móc, gỗ, sắt thép… Hàng hóa được xếp vào từ phía trên, sau đó phủ vải dầu chuyên dụng để che mưa nắng |
Container mặt bằng | Không có mái, không có vách, chỉ có sàn chắc chắn để chở hàng siêu trường, siêu trọng. Một số phiên bản có vách hai đầu có thể gập xuống hoặc tháo rời, linh hoạt khi bốc xếp hàng |
6 loại công chở hàng phổ biến nhất
Vì sao cần bốc xếp hàng hóa container đúng cách?
Sắp xếp hàng hóa vào container đúng cách sẽ mang lại những lợi ích như sau:
– Đảm bảo an toàn lao động vì nếu xếp không đúng cách, hàng có thể lật đổ khi di chuyển, làm tăng nguy cơ tai nạn cho người bốc xếp;
– Cách bố trí hàng trong container cũng ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Nếu không cẩn thận, hàng sẽ hư hỏng, móp méo, vỡ nát do rung lắc trong quá trình vận chuyển;
– Chất hàng khoa học giúp tận dụng tối đa diện tích container, giảm số chuyến hàng, tiết kiệm chi phí vận chuyển;
– Khi hàng hóa được sắp xếp hợp lý, quá trình xếp dỡ container sẽ nhanh hơn, tăng hiệu suất vận chuyển;
– Trong ngành logistics và vận tải container, có nhiều tiêu chuẩn liên quan đến việc xếp dỡ hàng hóa. Vì vậy, tuân thủ các quy định này sẽ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý, đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn.
Hàng hóa cần được xếp đúng quy tắc để đảm bảo an toàn lao động
Nguyên tắc xếp hàng container đúng chuẩn
Sau đây Trần Phạm Container sẽ hướng dẫn sắp xếp hàng trong công ten nơ đúng kỹ thuật và tối ưu nhất.
Vệ sinh khử mùi container
Trước khi đóng hàng, thùng công-ten-nơ cần được vệ sinh sạch sẽ và khử mùi để đảm bảo hàng hóa không bị ảnh hưởng. Bởi vì nhiều loại hàng kỵ mùi yêu cầu container phải sạch, không có mùi lạ. Tuy nhiên, do container thường xuyên chở nhiều loại hàng khác nhau, việc bám mùi hoặc tồn dư bụi bẩn là khó tránh khỏi.Dù các hãng tàu có cung cấp dịch vụ vệ sinh, nhưng không thể đảm bảo khoang chứa sạch 100%. Vì vậy, bạn nên chủ động xử lý bằng một số cách sau:
– Quét dọn, rửa sạch bằng nước và xà phòng;
– Rải bã cà phê bên trong;
– Đốt nhang để loại bỏ mùi;
– Mở cửa cont càng lâu càng tốt để không khí lưu thông.
Kiểm tra an toàn container trước khi bốc xếp hàng vào
Bên cạnh đó cần kiểm tra các điều kiện đóng hàng của công ten nơ để đảm bảo an toàn:
– Kiểm tra vỏ container: Đóng cửa container và đứng bên trong, nếu thấy ánh sáng lọt qua thì vỏ đã bị thủng;
– Kiểm tra mùi bên trong: Mở cửa container và kiểm tra xem có mùi lạ hay không;
– Kiểm tra sàn container: Cúi xuống nhìn kỹ dưới sàn để phát hiện vết nứt, gãy hoặc hư hỏng;
– Kiểm tra gioăng cao su: Đảm bảo gioăng cửa không bị rách hoặc bung, tránh nước hoặc không khí lọt vào;
– Kiểm tra chốt cửa: Đảm bảo chốt cửa chắc chắn, không bị gãy hay han gỉ;
– Kiểm tra số seal: Đối chiếu số seal để đảm bảo tính an toàn và đúng quy trình.
Kiểm tra thùng chứa cẩn thận giúp phát hiện sớm vấn đề và có phương án xử lý kịp thời
Không xếp các mặt hàng kỵ nhau chung một khoang
Một số loại hàng hóa có đặc tính đối lập, nếu đặt chung trong container có thể ảnh hưởng lẫn nhau, làm giảm chất lượng hoặc thậm chí gây hư hỏng.Ví dụ:
– Hạt giống (có khả năng hút ẩm cao) nếu xếp chung với rau củ tươi (có khả năng tỏa ẩm mạnh) sẽ khiến hạt giống hút ẩm, dẫn đến nảy mầm, hư thối.
– Cà phê và thuốc lá đều có khả năng tỏa và hút mùi mạnh, nếu đặt chung sẽ làm lẫn mùi, ảnh hưởng đến chất lượng.
Nếu bắt buộc phải xếp chung, thì phải có biện pháp bảo vệ như sử dụng bao bì phù hợp, sắp xếp riêng biệt, có vách ngăn giữa các loại hàng,… Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là không xếp chung vì trong quá trình vận chuyển, container liên tục rung lắc có thể làm rách hoặc hỏng bao bì, khiến tính chất hàng hóa bị pha trộn.Dưới đây là các nhóm hàng hóa kỵ nhau điển hình:
Nhóm hút ẩm ↔ Nhóm tỏa ẩm
– Hút ẩm: Hạt giống, đường, muối, xi măng, ngũ cốc…
– Tỏa ẩm: Rau củ tươi, thực phẩm đóng chai (bia, rượu…), gỗ cây…
Nhóm thực phẩm tỏa mùi ↔ Nhóm dễ hút mùi
– Tỏa mùi: Cà phê, thuốc lá, hành, tỏi, hóa chất…
– Dễ hút mùi: Trà, cà phê, gạo, sữa bột…
Nhóm hàng tỏa bụi, dễ dây bẩn ↔ Nhóm kỵ bụi, dễ bám bẩn
– Tỏa bụi: Xi măng, bột mì, sơn, dầu nhờn…
– Kỵ bụi: Thiết bị điện tử, máy móc, xe cộ, vải vóc…
Nhóm động vật sống: Gia súc, gia cầm, hải sản… (Không nên nhốt chung hoặc xếp cạnh các mặt hàng khác).
Phân bổ trọng lượng hàng trong container
Nếu không phân bổ trọng lượng đồng đều trong khoang hàng, sẽ gây ra những nguy hiểm:
– Hàng bị dồn về một phía hoặc tập trung quá nhiều vào một điểm khiến container bị cong vênh, nứt gãy;
– Gây mất cân bằng, lệch trọng tâm khiến container bị nghiêng, lật khi di chuyển;
– Hàng nặng đè bẹp hàng nhẹ khi di chuyển.
Để đảm bảo hàng hóa được phân bổ hợp lý, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Hàng nặng xếp dưới, hàng nhẹ xếp trên;
– Hàng rắn xếp dưới, hàng lỏng xếp trên;
– Hàng ướt xếp dưới, hàng khô xếp trên.
Trọng lượng phân bổ đều giúp giảm áp lực lên một điểm nhất định, tránh lãng phí không gian trống
Cách tối ưu diện tích container
Nếu hàng có cùng chất liệu như đều đóng trong thùng carton hoặc thùng gỗ, thì nên xếp kiện lớn ở dưới, kiện nhỏ ở trên. Cách bố trí này giúp dễ dàng bốc dỡ, hạn chế xê dịch, đổ vỡ trong quá trình vận chuyển và tối ưu diện tích chứa hàng.
Xếp hàng lạnh trong container lạnh
Cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng khi sắp đặt hàng hóa trong container lạnh:
– Sắp xếp hàng sao cho luồng khí lạnh có thể lưu thông đều từ trước ra sau container;
– Không chất hàng quá cao chặn luồng khí lạnh hoặc gây khó khăn khi dỡ hàng;
– Tuân thủ các nguyên tắc xếp hàng an toàn;
– Điều chỉnh nhiệt độ và hệ thống thông gió đúng yêu cầu của từng loại hàng;
– Hàng cần được làm lạnh đủ nhiệt độ trước khi đưa vào container.
Cách cố định hàng trong container
Để hạn chế va đập và đảm bảo an toàn hàng hóa khi vận chuyển, cần sử dụng các biện pháp cố định và chèn lót phù hợp:
– Dùng pallet để xếp hàng sẽ dễ dàng cố định và nâng hạ an toàn;
– Dùng dây đai composite để cố định kiện hàng, đảm bảo không bị xô đẩy khi container rung lắc;
– Dùng túi khí chèn hàng, gỗ, xốp, giấy tổ ong để lấp đầy khoảng trống, tránh hàng hóa bị xô lệch.
Pallet, dây đai, túi khí hoặc vật liệu đệm sẽ giúp cố định hàng chắc chắn
Tổng hợp các cách xếp hàng vào container
Dưới đây là một số kỹ thuật xếp tải container phổ biến:
Phương pháp | Mô tả | Ưu điểm | Nhược điểm |
Xếp hàng bằng pallet | Sử dụng pallet để nâng kiện hàng khỏi sàn | Tối ưu không gian, dễ xử lý và bảo vệ hàng | Không phù hợp với hàng cồng kềnh, quá nặng |
Xếp hàng cuộn vào – cuộn ra | Dùng cho hàng hóa có bánh xe như ô tô, máy móc, thiết bị lớn. Hàng di chuyển bằng dốc nghiêng | Xếp dỡ nhanh, không cần tháo dỡ, giữ nguyên trạng hàng hóa | Chỉ phù hợp với hàng có bánh xe |
Xếp hàng thủ công | Áp dụng với hàng nhẹ, nhỏ gọn | Tận dụng tối đa không gian | Mất nhiều thời gian, công sức nếu số lượng lớn |
Xếp hàng trực tiếp (Bulk Loading) | Dùng cho hàng hóa dạng lỏng hoặc hạt như ngũ cốc, than đá, cát… Hàng đổ trực tiếp vào container | Tiết kiệm thời gian đóng gói, xếp dỡ | Cần container chuyên dụng như bồn chứa hoặc Flexitank |
Chằng buộc hàng hóa | Sử dụng dây đai composite, dây vải woven lashing, túi khí chèn hàng | Bảo vệ hàng hóa khỏi dịch chuyển | Yêu cầu kỹ thuật cao để chằng buộc đúng cách |
Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng container
Quy trình xếp dỡ container gồm 3 giai đoạn chính:
Dưới hầm tàu
Các bước xếp dỡ container dưới hầm tàu bao gồm:
– Khi nhập hàng: Công nhân tháo dây chằng buộc, đặt khóa cố định, sau đó móc vào container. Gù quay xoay 90 độ để giữ chặt, giúp container ổn định trước khi được đưa xuống hầm tàu
– Khi xuất hàng: Cần trục nâng container lên, đặt vào vị trí quy định. Gù quay xoay ngược 90 độ để mở khóa, công nhân tháo khung giữ và hoàn tất quá trình dỡ hàng
Trên cầu tàu
Trên cầu tàu, quá trình xếp dỡ cont diễn ra như sau:
– Khi nhập hàng: Cần trục hạ container xuống sàn romooc hoặc cầu tàu. Nếu dùng khung cẩu bán tự động, công nhân xoay gù 90 độ để mở khóa, còn với khung cẩu tự động, chỉ cần thao tác trên bảng điều khiển. Sau đó, cần cẩu nhấc khung lên, xe nâng hoặc đầu kéo di chuyển hàng vào bãi;
– Khi xuất hàng: Xe nâng hoặc đầu kéo đưa container đến cầu tàu. Cần cẩu hạ khung xuống để móc vào container, công nhân xoay gù 90 độ nếu dùng khung bán tự động. Trước khi hạ container xuống hầm tàu, cần kiểm tra an toàn ở độ cao 2 – 2,5m.
Tại kho bãi
Tại kho bãi, hàng hóa được nâng hạ bằng thiết bị phù hợp tùy theo trọng lượng và loại hàng. Thông thường, hàng được đặt trên pallet và cố định chắc chắn. Xe nâng sẽ di chuyển đến, nâng pallet lên và đưa hàng đến vị trí cần thiết.
Di chuyển và sắp xếp hàng hóa tại kho bằng xe nâng tay
Vậy là Trần Phạm Container đã giới thiệu cho bạn tất cả các phương pháp xếp hàng trong container, những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình vận chuyển. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về container nhé!