TEU là gì? TEU trong vận tải container đường biển cần biết

TEU là đơn vị tiêu chuẩn được sử dụng trên toàn thế giới

TEU (Twenty-foot Equivalent Unit) là một đơn vị đo lường được sử dụng trong ngành vận tải container đường biển. Đây là một khái niệm quan trọng và cần thiết để đánh giá khả năng vận chuyển hàng hoá của tàu và xác định cách thức hoạt động hiệu quả của cảng. Trong bài viết này, Trần Phạm sẽ giúp bạn hiểu rõ về TEU là gì? Tầm quan trọng của TEU như thế nào?

TEU là gì? 1 TEU là bao nhiêu tấn?

Nhiều khách hàng vẫn còn lạ lẫm với khái niệm TEU là gì hoặc TEU là đơn vị gì. Trong ngành logistics, TEU là đơn vị dùng để đo sức chứa của tàu chở container, năng lực hoạt động của cảng biển hay công suất của phương tiện xếp dỡ. TEU thường tương đương với 1 container 20 feet (6,1 mét) tiêu chuẩn.

TEU được sử dụng để đo lường khối lượng hàng hóa trên container và tính toán sức tải và công suất của tàu

TEU được sử dụng để đo lường khối lượng hàng hóa trên container và tính toán sức tải và công suất của tàu

Hiểu một cách đơn giản, 1 TEU = 1 container 20ft. Vậy, 1 TEU bằng bao nhiêu tấn? Trên thực tế, người ta thường ước tính trọng lượng của 1 TEU dựa trên trọng lượng tối đa mà một container 20 feet có thể chở. Trong đó, 1 container 20ft thường có trọng lượng hàng hóa tối đa khoảng 24 tấn, còn vỏ container thường nặng 2,28 tấn. Vì thế, 1 TEU có thể tương đương với khoảng 26,28 tấn.

TEU được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1956, khi các công ty vận tải container bắt đầu sử dụng các container có kích thước tiêu chuẩn. Trước đó, Malcolm McLean nhận thấy việc bốc xếp hàng hoá tốn nhiều thời gian và công sức vì các kiện hàng rời rạc, có kích thước khác nhau. Do đó, ông đã sử dụng thùng xe tải để chứa hàng, sau dần đã được tối ưu thành chiếc container tiêu chuẩn như hiện nay.

Việc sử dụng đơn vị TEU đã giúp tiêu chuẩn hóa các đơn vị của container và làm cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Đơn vị TEU xuất hiện và sử dụng phổ biến từ những năm 1956 

Đơn vị TEU xuất hiện và sử dụng phổ biến từ những năm 1956 

Đặc điểm về TEU

Sau khi tìm hiểu về TEU là gì, chúng ta có thể nhận thấy đơn vị đo lường này mang các đặc điểm chính sau đây:

  • TEU được sử dụng để đo kích cỡ, sức chứa của tàu vận chuyển
  • TEU được dùng trong việc đo lường hoạt động của cảng, xác định chính xác lượng hàng hoá đi qua cảng.
  • Đơn vị TEU hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

TEU cũng có thể được sử dụng để đo lường khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng các loại container khác nhau như 40 feet (12,2 mét) hoặc 45 feet (13,7 mét). Trong trường hợp này, TEU sẽ được tính toán dựa trên số lượng container 20 feet tương đương với kích thước của container đó. Ví dụ, một container 40 feet sẽ được tính là 2 TEU và một container 45 feet sẽ được tính là 2,25 TEU.

TEU là đơn vị tiêu chuẩn được sử dụng trên toàn thế giới

TEU là đơn vị tiêu chuẩn được sử dụng trên toàn thế giới

Vai trò của TEU là gì?

TEU có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngành vận tải container đường biển. Dưới đây là hai vai trò chính của TEU trong ngành này:

Sử dụng TEU để tiêu chuẩn hóa các đơn vị container

Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng TEU đã giúp tiêu chuẩn hóa các đơn vị của container. Trước khi có đơn vị TEU, các container có kích thước và hình dạng khác nhau, điều này gây khó khăn trong việc quản lý cũng như tính toán sức tải và công suất của tàu. Vì vậy ISO đã tiêu chuẩn hoá thành container 20ft và 40ft. Trong đó 20ft tương đương với 1 TEU.

Việc sử dụng TEU đã giúp đơn giản hóa quá trình tính toán và làm cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra, TEU cũng giúp cho việc quản lý và theo dõi hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Với TEU, các đơn vị của container được định nghĩa rõ ràng và dễ dàng để theo dõi số lượng hàng hóa được vận chuyển trên tàu.

Sử dụng đơn vị TEU nhằm thuận tiện hơn trong việc quản lý, theo dõi hàng hoá

Sử dụng đơn vị TEU nhằm thuận tiện hơn trong việc quản lý, theo dõi hàng hoá

Sử dụng TEU để tính sức tải và công suất của tàu

TEU cũng có vai trò quan trọng trong việc tính toán sức tải và công suất của tàu container. Với TEU, các công ty vận tải container có thể tính toán được khối lượng hàng hóa tối đa mà tàu có thể chở được. Điều này giúp cho việc quản lý và kế hoạch vận tải trở nên hiệu quả hơn.

Dựa vào sức chứa của tàu vận chuyển, chúng ta có thể phân loại kích cỡ tàu theo TEU như sau:

  • Small feeder (tàu con – tàu chuyển tải loại nhỏ): ~ 1.000TEU
  • Feeder (tàu chuyển tải): ~ 1.000 đến ~ 2.000TEU
  • Feedermax: ~ 2.000 đến ~ 3.000TEU
  • Panamax vessels: ~ 3.000 đến ~ 5.000TEU
  • Post Panamax vessels: ~ 5.000 đến ~ 10.000TEU
  • New Panamax (hoặc Neopanamax) vessels: ~ 10.000 đến ~ 14.500TEU
  • Ultra Large container vessels (ULCV): ~ 14.500TEU trở lên

Năng lực hoạt động của tàu sẽ được phân loại theo kích cỡ của tàu. Hiện nay, tàu container lớn nhất đến từ hãng HMM (Hyundai Merchant Marine) của Hàn Quốc với sức chứa đạt 23.964 TEU.

TEU giúp đo lường hiệu quả hoạt động của cảng và quản lý và theo dõi hàng hóa thuận tiện hơn

TEU giúp đo lường hiệu quả hoạt động của cảng và quản lý và theo dõi hàng hóa thuận tiện hơn

Hi vọng qua bài viết này, Trần Phạm đã giúp bạn hiểu rõ hơn về TEU là gì cũng như vai trò của TEU trong ngành vận tải container đường biển. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ đến hotline 0937 82 33 82 để được chuyên viên tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc một cách tận tình.